8 công nghệ nắm giữ "chìa khoá" chuyển đổi số hiệu quả 2023
Xu hướng chuyển đổi số toàn cầu lan rộng & thu được kết quả tích cực đa lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt cần làm gì để hội nhập và chuyển đổi số hiệu quả?
Sai lầm khiến các doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số
Trên toàn cầu, công nghiệp 4.0 len lỏi sâu vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngày càng trọng yếu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công và bứt phá để vươn lên dẫn đầu. Nguyên nhân chính của sự thất bại là mắc phải nhiều sai sót và nhận định chưa đúng đắn. Sau đây là những kinh nghiệm đúc kết từ các doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại chia sẻ những sai lầm cần tránh
Nhầm lẫn giữa “chuyển đổi số” và “số hoá”
Rất nhiều nhà quản lý chưa thực sự hiểu rõ khái niệm khiến việc đưa ra những chiến lược, quyết định sai lầm cho doanh nghiệp.
- “Số hóa” là quá trình chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính. Số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số…
- “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.
Do đó, nếu doanh nghiệp đang số hóa – ở bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số. Hãy tìm cách khai thác dữ liệu sâu rộng hơn, thông minh hơn để tạo ra bước phát triển đột phá cho doanh nghiệp.
Coi chuyển đổi số là một dự án công nghệ, là nhiệm vụ của bộ phận IT
Sự thông minh và tối ưu hoá đa lĩnh vực là thứ ma thuật thu hút sự quan tâm và thôi thúc chuyển đổi của các nhà lãnh đạo. Tuy “thông minh” nhưng công nghệ vẫn chỉ là một công cụ hỗ trợ. Yếu tố quyết định sự chuyển đổi thành công bắt nguồn từ tư duy chiến lược, văn hoá và con người.
Theo đó, chiến lược cần đi trước công nghệ. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược chuyển đổi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cùng với sự kiên định theo đuổi chuyển đổi toàn diện từ công nghệ đến con người. Hãy bắt đầu từ lăng kính tạo ra giá trị cho khách hàng. Nâng cao trải nghiệm cá nhân khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ… Từ đó thiết lập giải pháp công nghệ phù hợp để tối ưu hiệu quả, chi phí và thời gian. Song song đó, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cần chấp nhận đổi mới. Họ nên tham gia thử nghiệm & cải tiến, năng động triển khai ý tưởng. Hiểu rõ vai trò của mục đích chuyển đổi số của doanh nghiệp.
5 yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả
- Chiến lược và văn hóa chuyển đổi số. Văn hóa số tạo tiền đề cho sự ứng dụng thành công chiến lược chuyển đổi số.
- Tối ưu trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng là người giữ vai trò quyết định sự thành công của 1 doanh nghiệp.
- Quy trình cải tiến nhằm tăng năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động. 1 quy trình thích hợp giúp doanh nghiệp làm việc hiệu, đi đúng hướng và tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
- Thường xuyên đo lường, thử nghiệm và tối ưu công nghệ. Thị trường sẽ luôn biến đổi và phát triển đi lên theo từng ngày. Do đó, sự bắt nhịp xu hướng công nghệ tinh thực tế doanh nghiệp. Để đảm bảo chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần đo lường, thử nghiệm và tối ưu thường xuyên.
- Doanh nghiệp cần biết quản lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định tốt nhất. Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên gia phân tích big data để có thể chuyển đổi dữ liệu thành tài sản thực.
Xu hướng công nghệ hỗ trợ đắc lực chuyển đổi số hiệu quả 2023
1. Mobile Internet
Ở nước ta, mobile internet đã được áp dụng vào các mô hình kinh doanh mới như nền kinh tế ứng dụng (app economy), các dịch vụ OTT (over-the-top) và thương mại di động (m-commerce).
2. Điện toán đám mây
Cloud computing cung cấp tài nguyên công nghệ thông tin qua Internet. Công nghệ điện toán đám mây cho phép cá nhân, tổ chức tiếp cận các dịch vụ công nghệ với sức mạnh tính toán vượt trội. Họ có thể lưu trữ dữ liệu và các công cụ quản lý bất cứ khi nào cần thiết. Việc mua, sở hữu và duy trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý sẽ “ngốn” một khoản chi phí lớn. Đây là giải pháp phù hợp với nhu cầu ứng dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.ỏ.
3. Siêu dữ liệu - Big data
Lưu trữ, phân tích, hiểu rõ và đưa ra các phương án hành động thích hợp là ứng dụng vàng của mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển về nhân sự, quy mô doanh nghiệp, thị phần là sự tăng trưởng tỷ lệ thuận về khối lượng dữ liệu khổng lồ và rời rạc. Vì thế, nhu cầu phân tích khối lượng dữ liệu cực kì lớn. Cần đưa ra những hiểu biết sâu sắc để từ đó đưa ra phương án hành động theo thời gian thực. Ví dụ những phân tích mang tính dự đoán có thể giúp nhân viên và doanh nghiệp phân tích sở thích của khách hàng hiệu quả hơn để tăng sự hài lòng của khách hàng.
4. Công nghệ tài chính - Fintech
Fintech là công cụ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ tài chính thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho gửi tiền, thanh toán… Nhờ đó các khách hàng tiếp cận thuận lợi hơn tới các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Có thể kể đến như khối bán lẻ.
5. Trí thông minh nhân tạo - Artificial Intelligence
Artificial Intelligence (AI) là công nghệ tiên tiến dưới dạng phần mềm hoặc phần cứng thể hiện trí thông minh giống con người. Công nghệ này đòi hỏi sự tập hợp của nhiều kỹ thuật vượt trội. Nó giúp máy tính nhận thức, học hỏi, suy luận và hỗ trợ ra quyết định. AI hướng đến giải quyết vấn đề theo cách tương tự như những gì con người làm. Ví dụ như trợ lý ảo, xe cộ tự lái và công cụ nhận dạng giọng nói.
6. Người máy tiên tiến - Advanced robotics
So với robot thông thường, robot tiên tiến khả năng tích hợp, thích ứng và tính di động siêu vượt trội. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, robot tiên tiến có thể tăng năng suất và linh hoạt chuyển động trong cả nhà máy cùng với chuỗi cung ứng. Ngoài ra, Advanced robotics cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng điều chỉnh theo nhu cầu thay đổi của khách hàng.
7. Internet kết nối vạn vật - IoT
Dùng Internet kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng vật lý được gắn cảm biến, phần mềm. IoT đã được ứng dụng vào các lĩnh tiềm năng như
- Phát triển các thiết bị đeo có thể giúp theo dõi và duy trì sức khỏe.
- Giám sát lượng tiêu thụ năng lượng và tối ưu hóa trong các tòa nhà hiện đại.
- Sử dụng thiết bị có thể được tối ưu hoá, hiệu suất và sự an toàn của các nhà máy.
8. Sản xuất bồi đắp - Additive manufacturing
Đây là các công nghệ tạo ra các đối tượng 3D bằng cách thêm từng lớp vật liệu. Chẳng hạn như khả năng xử lý các thành phần phức tạp, khối lượng thấp trong đó tốc độ quay vòng nhanh là rất quan trọng.